hoàn toàn ở thời điểm hiện tại.
trực tuyến trong thời gian này.
Microsoft vừa cho biết bản cập nhật Windows 11 22H2 đang làm hỏng tính năng provisioning, khiến các endpoint doanh nghiệp chạy Windows 11 chỉ được cấu hình một phần và không thể hoàn tất cài đặt.
Theo Microsoft, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến các gói provisioning (file .PPKG được sử dụng để cấu hình endpoint mới trên mạng của doanh nghiệp hoặc trường học mà không cần imgae) trong giai đoạn thiết lập ban đầu.
"Sử dụng các gói provisioning trên Windows 11, phiên bản 22H2 (còn được gọi là Windows 11 2022 Update) có thể không hoạt động như mong đợi", Microsoft giải thích.
"Windows có thể chỉ được cấu hình một phần và quá trình thiết lập Out Of Box Experience có thể không hoàn tất hoặc bị khởi động lại đột ngột".
Microsoft cho biết thêm rằng vấn đề này sẽ không ảnh hưởng tới các admin IT provisioning thiết bị Windows trên mạng của họ. Danh sách các thiết bị không bị ảnh hưởng còn bao gồm các hệ thống Windows được sử dụng trong mạng gia đình hoặc mạng văn phòng nhỏ.
Theo xác nhận của nhiều báo cáo trên nền tảng Q&A của Microsoft, các admin IT đã gặp vấn đề về provisioning trong hơn một tuần.
"Thật buồn khi các gói provisioning vẫn hoạt động tốt trên bản 21H2 nhưng lại lỗi trên 22H2 với mã lỗi 0x800700b7", một admin báo cáo.
"Có vẻ như gói đã được cài đặt nhưng không được xử lý và sau đó xảy ra lỗi vì lý do gì đó".
Microsoft cho biết họ đang tiến hành điều tra vấn đề vừa mới được thừa nhận này và sẽ cung cấp bản vá trong lần cập nhật tới.
Cho tới khi có bản sửa lỗi chính thức cho vấn đề provisioning này, Microsoft đề xuất admin provisioning thiết bị người dùng cuối trước khi nâng cấp Windows 11 22H2.
"Vấn đề sẽ được ngăn chặn nếu bạn có thể provisioning thiết bị Windows trước khi nâng cấp lên Windows 11 22H2", Microsoft cho biết.
Các vấn đề khác của Windows 11 22H2 gồm:
Nguồn QTM
(Người gửi bài: ntkhanh)
TikTok vừa phủ nhận các báo cho rằng họ đã bị tấn công sau khi một nhóm hacker đâng ảnh về thứ mà chúng tuyên bố là cơ sở dữ liệu của TikTok, chứa mã nguồn của nền tảng và thông tin người dùng. Đáp lại những cáo buộc này, TikTok cho rằng nhóm bảo mật của họ không tìm thấy bằng chứng nào về vi phạm bảo mật.
Theo BleepingComputer, hacker đã chia sẻ hình ảnh của cơ sở dữ liệu được cho là của TikTok lên một diễn đàn hack. Chúng tuyên bố rằng số dữ liệu đó được lấy từ một máy chủ do TikTok sử dụng. Chúng còn tiết lộ thêm rằng máy chủ đó lưu trữ 2 tỷ bản ghi và 790GB dữ liệu người dùng, thống kê nền tảng, code...
"Chúng tôi đã xác nhận rằng tất cả các mẫu dữ liệu được đề cập đều là dữ liệu có thể truy cập công khai và không có bất kỳ sự xâm phạm nào vào hệ thống, mạng hoặc cơ sở dữ liệu TikTok", phát ngôn viên của TikTok, Maureen Shanahan cho biết. "Chúng tôi không tin rằng người dùng cần phải thực hiện bất kỳ hành động chủ động nào và chúng tôi vẫn cam kết về sự an toàn và bảo mật của cộng đồng toàn cầu của chúng tôi".
Hầu hết số dữ liệu được cho là bị đánh cắp dường như là thông tin công khai được lấy từ nền tảng TikTok. Troy Hunt, giám đốc khu vực của Microsoft và là người tạo ra công cụ kiểm tra hack Have I Been Pwned, cho rằng không thể kết luận chính xác về số dữ liệu này nhưng suy đoán rằng chúng có thể là dữ liệu phi sản xuất hoặc thử nghiệm chứ không phải là dữ liệu được lấy từ một vụ hack.
Nhóm hacker này tự xưng là "AgainstTheWest" và chúng còn tuyên bố nắm trong tay dữ liệu của ứng dụng WeChat của Trung Quốc. Tuy nhiên, thông tin đó chưa được xác thực và phía WeChat cũng chưa đưa ra tuyên bố gì.
Ứng dụng hình ảnh phổ biến đang sử dụng giao thức "http" lỗi thời. |