Trang chủ » Thủ thuật » Thủ thuật Hệ Điều Hành » Bài viết đang xem
Tối ưu hóa quá trình Shutdown trong 2 giây
In bài này
Khi mới cài đặt Windows 7 hoặc Windows 8/8.1 bạn thấy quá trình tắt máy là khá nhanh. Nhưng sau một thời gian sử dụng, nếu thấy quá trình tắt máy đang bị chậm đi và lâu hơn, các giải pháp dưới đây sẽ hữu ích để giúp tắt máy nhanh mà không phải chờ đợi lâu.
Sử dụng tổ hợp phím tắt
Tổ hợp phím tắt phổ biến nhất của Windows là CTRL + ALT + DEL cũng được sử dụng để tắt máy. Cho dù đang sử dụng Windows 7 hoặc Windows 8, khi nhấn tổ hợp phím trên, chỉ cần bấm nút Power ở góc dưới cùng bên phải để tắt máy tính là xong.
Trong Windows 7 và Windows 8, khi nhấn tổ hợp phím ALT + F4 trên màn hình desktop thì hộp thoại Shut Down cũng sẽ được kích hoạt. Đây cũng là tổ hợp phím cho phép bạn đóng gần như bất kỳ chương trình hoặc ứng dụng nào đang chạy trên hệ thống.
Tùy chỉnh Power Options
Laptop của bạn có thể được tắt bằng cách nhấn vào nút nguồn hoặc đóng nắp. Tuy nhiên, chỉ cần thiết lập hành vi này cho máy tính thông qua tùy chọn Power Options. Từ đây, bạn còn có thể chọn các hành vi khác nhau, tùy thuộc vào việc máy tính đang sử dụng pin hoặc cắm trực tiếp từ nguồn điện.
Tất cả các tùy chọn tắt máy thông qua các hành vi có thể được tìm thấy trong bảng điều khiển bên dưới mục Hardware and Sound và Power Options.
Shut Down các dịch vụ nhanh hơn
Thay vì phải chờ đợi để Windows lần lượt đóng các dịch vụ đang chạy trong nền rồi mới tắt máy, bạn có thể thiết lập để giảm thời gian Windows chờ tắt các dịch vụ thông qua cách sau:
Bấm tổ hợp phím Windows+R, sau đó gõ từ khóa regedit vào khung trống rồi nhấn Enter. Cửa sổ Registry Editor sẽ được mở ra, bạn duyệt đến khóa HKEY_LOCAL_MACHINESYSTEM > CurrentControlSet > Control và kích đúp vào khóa WaitToKillServiceTimeout ở bên phải. Thay đổi giá trị trong khung Value data từ 12.000 thành 2.000 và nhấn OK. Như vậy khi tắt máy, dịch vụ sẽ được đóng sau 2 giây, chứ không phải là 12 giây như mặc định trước đây, do đó Windows tắt máy nhanh hơn.
Tắt máy nhanh thông qua shortcut Shutdown
Bạn thực hiện như sau: Kích chuột phải vào desktop, trong menu xuất hiện, chọn lệnh New>Shortcut. Trong hộp thoại Create Shortcut xuất hiện, nhập lệnh shutdown.exe /s /t 0 vào khung trống bên dưới mục Type the location of the item. Sau đó bấm Next, nhập tên cho shortcut và nhấn Finish.
Công cụ hẹn giờ tắt máy
Đôi khi không chỉ cần tắt máy ngay lập tức, mà thay vào đó bạn cần Windows hoạt động một quãng thời gian nhất định rồi mới tự động tắt máy. Đây chính là lúc bạn cần đến các công cụ hẹn giờ tắt máy miễn phí như SmartPower, Sleep Timer hoặc Shutdown Timer. Thông qua các tiện ích này, có thể thiết lập để máy tính tự động bật nguồn hoặc tắt máy dựa trên một khoảng thời gian cụ thể hoặc các điều kiện khác.
Chẳng hạn như tiện ích Shutdown Timer đi kèm với các tính năng tiên tiến như tắt máy khi quá trình download hoàn tất hay khi máy tính sử dụng bộ nhớ hoặc nhiệt độ CPU đạt đến một ngưỡng nhất định.
Sử dụng dòng lệnh
Sử dụng dòng lệnh để tắt máy đã được đề cập ngắn gọn ở trên nhưng chưa đủ. Trong dòng lệnh shutdown.exe / s / t 0, thì “s” là viết tắt của lệnh shutdown và “/t 0” là thời gian đếm ngược từ lúc bạn thực hiện lệnh cho đến khi tắt máy, trong trường hợp này 0 giây. Tất nhiên những giá trị này là có thể tinh chỉnh được. Cũng trong dòng lệnh trên, chỉ cần thay thế “/s” bằng “/r” nếu muốn khởi động lại máy tính. Thêm “/f” sẽ buộc các ứng dụng đang chạy phải đóng.
Giống như cách trên, để thực hiện việc tắt máy hoặc khởi động lại theo một khoảng thời gian nhất định, bạn bấm tổ hợp phím Windows+R để kích hoạt hộp thoại Run rồi gõ lệnh mong muốn và nhấn Enter.
Nâng cấp lên Windows 8.1 Update 1
Có thể bạn đã biết cách tắt máy trên Windows 8, nhưng trên Windows 8.1 có một cách tắt máy còn đơn giản hơn và nhanh hơn đó là thông qua Power user menu, bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows+X rồi chọn lệnh Shortdown.
Với Windows 8.1 Update 1, hầu hết người dùng cũng sẽ thấy một nút Power bên cạnh ảnh avarta ở góc phía trên bên phải của màn hình Start, khi bấm vào nút này cũng sẽ có các tùy chọn để tắt máy xuất hiện.
Theo XHTT
(Người gửi bài: ntkhanh)
0 comments:
Đăng nhận xét
Chào mừng bạn đã ghé thăm blog của tôi, lời nhận xét của bạn sẽ giúp tôi hoàn thiện bài viết hơn. Bạn hãy suy nghĩ thật cẩn thận ngôn từ khi đăng bài nhận xét.